Thời Gian Làm 8:00 - 20:00

hotline Tư Vấn Miễn Phí03.8558.1111

Giang mai có lây qua nước bọt không

Tham vấn y khoa :

Thưa bác sĩ

Gia đình tôi ai cũng bận rộn với việc kinh doanh nên để tiện chăm sóc việc nhà, chăm sóc con cái tôi có thuê một người giúp việc khá trẻ ở dưới quê lên. Cô ấy không những chăm chỉ mà còn ngoan ngoãn, thật thà nên vợ chồng tôi rất quý mến.

Mới đây, khi thấy trên người cô bé xuất hiện nhiều nốt ban đỏ tôi có đưa cháu đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán cháu mắc bệnh giang mai. Điều này gây bất ngờ cho tất cả, ngay cả với bản thân cô bé. Một điều nữa khiến tôi lo lắng là cô bé giúp việc thường xuyên mớm cơm cho cháu bé 1 tuổi nhà tôi. Xin được hỏi giang mai có lây qua nước bọt không và con tôi có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giang mai không? Rất mong nhận được những chia sẻ của bác sĩ.

Hoàng Thuý H (Bà Rịa- Vũng Tàu)

Trả lời:

Bạn thân mến

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây nên qua những con đường chính như: Quan hệ tình dục không an toàn, qua vết xây xước niêm mạc, qua đường truyền máu, lây nhiễm từ mẹ sang con,… Giang mai có lây qua nước bọt không tuy hiếm gặp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM, những người có hành vi hôn, quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh giang mai sẽ khiến xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua những tổn thương của vùng miệng và gây bệnh.

Sau thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày, vùng miệng người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những vết loét hình tròn không đau, không ngứa…Tuy nhiên, do những biểu hiện này rất giống với triệu chứng nhiệt miệng nên nhiều người chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời

Xem thêm: Để điều trị giang mai được hiệu quả.

Đặc trưng của giang mai là dù cho lây nhiễm qua bất cứ con đường nào cũng sẽ phát tán ra toàn bộ cơ thể người bệnh. Khi này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt ban màu hồng đối xứng hoặc những vết loét ở da và niêm mạc kèm theo đó là triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch. Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trong thư bạn cho biết người giúp việc thường xuyên mớm cơm cho con bạn, như vậy là trẻ có sự tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Trường hợp khoang miệng của con bạn có những vết xây xước thì nhiều khả năng xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh. Để biết chắc chắn hơn, bạn nên đưa bé đến Phòng khám Đa khoa quốc tế để được thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra cụ thể.

Bệnh giang mai chỉ có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn 1. Bệnh khi chuyển sang giai đoạn 2, 3 sẽ rất khó để chữa trị do đó chúng ta không nên có thái độ chủ quan, coi thường.

Chúc bạn và gia đình khoẻ mạnh!